Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Với việc bị kiểm soát chặt chẽ, các Doanh nghiệp ngành hàng Thực phẩm chức năng (TPCN) đang gặp khó khăn khi bán trên các kênh Facebook, Google. Do đó không ít Doanh nghiệp (DN) chuyển hướng triển khai bán trên kênh Sàn TMĐT – nơi có Chính sách phù hợp hơn với ngành hàng đặc thù này.
1. Đặc thù ngành hàng Thực phẩm chức năng
Bộ Y tế cho hay việc sản xuất TPCN trong nước đang có nhiều biến chuyển tích cực. Một lượng lớn các sản phẩm đa dạng và chức năng khác nhau đã được xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.
Theo Thông tin, Bộ y tế:
Hơn 70% số thực phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường nước ta là hàng sản xuất trong nước. Còn hơn 30% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật…
Đây là ngành hàng liên quan đến an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì thế, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm được kiểm soát rất khắt khe. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến ngành Thực phẩm chức năng:
2. Những thuận lợi khi kinh doanh trên sàn TMĐT
Thuận lợi:
Tiếp cận thị trường rộng lớn
Theo Q&Me, năm 2021 có sự phát triển vượt bật của 3 sàn TMĐT lớn tại Việt Nam với tỉ lệ thị phần lần lượt là Shopee (32%), Lazada (9%) và Tiki (8%). Hơn thế nữa, hơn một nửa người tiêu dùng bắt đầu hành trình mua sắm trực tuyến của họ trên các sàn thương mại điện tử.
Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh Thực phẩm chức năng online thì có thể bắt đầu với các sàn thương mại điện tử với khối lượng người dùng lớn. Thương mại điện tử cho phép người bán tiếp cận khách hàng trên khắp đất nước Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, qua đó nâng cao cơ hội gia tăng khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Khách hàng có sự linh hoạt trong mua sắm
Một trong những yếu tố khiến khách hàng yêu thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử đó là sự phục vụ khách hàng được nâng cao. Không còn là hình thức bán hàng và tiếp thị truyền thống, với thương mại điện tử, khách hàng có thể mua sắm online mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
Khách hàng có thể tự do lựa chọn sản phẩm muốn mua và thêm vào giỏ hàng. Việc hoàn tất hay hủy đơn hàng cũng vô cùng nhanh chóng chỉ với thao tác click chuột đơn giản mà không cần phải làm phiền nhân viên bán hàng.
Phản ứng nhanh với xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của thị trường
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội như hiện nay, bất kể một xu hướng nào mới xuất hiện trên thị trường, bạn đều có thể cập nhật cho gian hàng thương mại điện tử TPCN của mình như sản phẩm, dịch vụ, chính sách vận chuyển, bảo hành,…
Ngoài ra, người bán cũng có thể tạo ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi theo xu hướng để thu hút khách hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu và nâng cao doanh thu với sự hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử.
Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp Thực phẩm chức năng
Một trong những ưu điểm lớn nhất khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người bán. Mô hình bán lẻ truyền thống đòi hỏi các chi phí ban đầu khá lớn như tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên, thiết bị bán hàng,… Trong khi đó, kinh doanh qua sàn thương mại điện tử không đòi hỏi bất kỳ chi phí nào đã kể trên.
Ngoài ra, với khả năng tiếp cận thị trường bán hàng rộng lớn, bạn có thể tiết kiệm một khoản ngân sách cho các hoạt động Marketing mà vẫn thu về một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Gia tăng cơ hội bán hàng
Thông thường, bạn chỉ có thể cung cấp cho khách hàng một lượng thông tin hạn chế về sản phẩm Thực phẩm chức năng trong một cửa hàng thực.
Trong khí đó, các sàn thương mại điện tử mang đến cho bạn một không gian bao gồm nhiều thông tin có giá trị để giúp khách hàng đưa ra các lựa chọn mua sắm một cách dễ dàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi như như video giới thiệu, lời đánh giá, chứng thực của khách hàng,…
Cá nhân hóa thông điệp đến khách hàng
Nền tảng thương mại điện tử cho phép người bán cung cấp những nội dung được cá nhân hóa và đề xuất sản phẩm cho khách hàng đã đăng ký thành viên. Những nội dung được nhắm mục tiêu này có thể giúp tăng chuyển đổi bằng cách hiển thị nội dung phù hợp nhất cho khách hàng truy cập.
Trong nhiều trường hợp, đây cũng là một trong những cách nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn cũng như xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa người bán và người mua.
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng và doanh số cho doanh nghiệp
Gian hàng TPCN thương mại điện tử không bị giới hạn bởi thời gian mở cửa như các cửa hàng truyền thống khác. Do đó, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng quá bận rộn để mua sắm trong giờ mở cửa thông thường của cửa hàng truyền thống.
Qua đó, người bán có thể tối ưu hóa lợi nhuận thông qua việc tăng thời gian bán hàng, đồng thời nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
Linh hoạt trong việc mở rộng hay thu hẹp quy mô bán hàng
Sự phát triển của gian hàng trực tuyến không bị giới hạn bởi không gian thực như cửa hàng truyền thống. Do đó, người bán có thể lựa chọn tăng hoặc giảm quy mô hoạt động của mình một cách nhanh chóng bằng cách tận dụng “không gian kệ hàng” không giới hạn, sao cho phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
Những khó khăn khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
Tìm hiểu những khó khăn mà người bán phải đối mặt khi kinh doanh Thực phẩm chức năng trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn và tránh được những rủi ro không mong muốn. Những khó khăn đó có thể là:
Sản phẩm thường xuyên bị khóa do đặc thù ngành
Do đặc thù của sản phẩm ngành hàng Dược phẩm/ Thực phẩm chức năng có nhiều quy định phức tạp trong việc buôn bán, nên các sàn TMĐT kiểm duyệt các đầu sản phẩm trong các gian hàng này khá gắt gao. Tình trạng sản phẩm bị khoá thường xuyên xảy ra nếu bạn không nắm rõ các quy định đăng bài. Một số bài đã đăng đã từng được kiểm duyệt trước đó, có lượng tương tác, lượng mua cao cũng dễ bị khoá khi sàn TMĐT có sự thay đổi quy định kiểm duyệt và đăng bài.
Khả năng cạnh tranh cao
Khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử, khách hàng có thể so sánh sản phẩm mà gian hàng bạn cùng cấp với một số gian hàng khác để tìm ra mức giá thấp nhất.
Điều này buộc người bán phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh về giá, đồng thời giảm tỷ suất lợi nhuận cũng như chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, có nhiều gian hàng Thực phẩm chức năng không thể cạnh tranh về giá do chiến lược không giảm giá của Doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng chuyển đổi thấp, ế ẩm.
Chạy quảng cáo nhưng không hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi thấp
Có thể từ khoá sản phẩm của bạn cho ngành hàng TPCN chưa thực sự trúng đích, dẫn tới việc tiếp cận đối tượng khách hàng chưa hiệu quả.
Việc cạnh tranh về chạy quảng cáo của các doanh nghiệp bán TPCN cũng cao, làm chi phí chạy quảng cáo tăng cao nhưng không mang lại tỉ lệ chuyển đổi tốt.
3. Một số giải pháp
Thông thường, khi bán hàng trên sàn TMĐT, để tạo chuyển đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, khối lượng đơn cao, các gian hàng nói chung và các gian hàng Thực phẩm chức năng nói riêng thường lựa chọn các chiến lược cạnh tranh về giá sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài phương pháp này sẽ đồng thời làm giảm tỷ suất lợi nhuận cũng như chất lượng sản phẩm, nên đây hoàn toàn khó có thể coi là phương pháp tối ưu, lâu dài cho thương hiệu của bạn.
Vậy cách tốt nhất vẫn là phải tận dụng những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp mình và ngành thực phẩm chức năng, phát triển Gian hàng theo hướng tập trung vào chất lượng Sản phẩm và Dịch vụ, giảm tỉ lệ và tiến tới không cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm.
Để làm được như vậy, ngoài việc sản xuất các sản phẩm Thực phẩm chức năng thực sự chất lượng, ta cần:
- Chuẩn hóa quy trình, thủ tục đăng sản phẩm, loại bỏ tình trạng bị khoá, giảm hiển thị sản phẩm khi đăng bài
- Tạo uy tín cho Gian hàng/ Sản phẩm bằng các thiết kế hình ảnh sản phẩm, Banner đẹp mắt, chuyên nghiệp
- Nghiên cứu thị trường, đưa ra danh sách sản phẩm tiềm năng và bọ từ khóa hiệu quả, tăng hiệu quả quảng cáo cho sản phẩm
- Ưu đãi cho khách hàng một cách gián tiếp như Freeship, Hoàn xu, Hoàn tiền, Tặng kèm quà tặng để tăng sức hấp dẫn.
Dựa trên khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy, 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Trong đó, 35% số người được khảo sát dành nhiều thời gian hơn xem nội dung trực tuyến, 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể nói, nhìn ở một góc độ tích cực, với tiềm năng phát triển và sự gia nhập của nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam như hiện nay thì cơ hội kinh doanh online cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ Thực phẩm chức năng trên sàn TMĐT là như nhau. Miễn là bạn xây dựng được một kế hoạch kinh doanh TPCN hiệu quả có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, tận dụng tối đa yếu tố thuận lợi và hạn chế yếu tố khó khăn khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.