Để doanh nghiệp trở nên độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thì bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để thiết kế bộ Nhận diện thương hiệu thì cần chuẩn bị và thực hiện nhiều bước khác nhau dựa trên tư duy cũng như cách triển khai của nhà thiết kế. Trong bài viết này, hãy cùng HCSoftVN tìm hiểu cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhé.
Tại sao nên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu?
Để tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng thì mỗi thương hiệu cần phải có bản sắc riêng, đặc điểm nhận dạng riêng. Dưới đây là lợi ích của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu:
– Giúp nâng cao giá trị của thương hiệu, thể hiện được sự chuyên nghiệp của công ty.
– Việc xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ Nhất Quán sẽ lấy được cảm tình và sự tin tưởng của khách hàng
– Doanh số bán hàng tăng cao do đáp ứng được 2 yếu tố quan trọng trong Các quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đó là yếu tố cảm tính và yếu tố lý tính.
– Giúp thương hiệu của doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh
– Tiết kiệm được chi phí quảng cáo
– Truyền thông nội bộ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Quy trình cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán
Nghiên cứu phân khúc thị trường mà thương hiệu đang hướng đến
Để phát huy tối đa sức mạnh của bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phân khúc thị trường mà họ đang nhắm đến. Cụ thể là:
– Doanh nghiệp cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình là ai, ở đâu,…?
– Tại thị trường đó có những đối thủ nào?
– Những yếu tố nào tác động trực tiếp đến thị trường đó?
Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được thị trường để xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất theo xu hướng của người dùng hiện tại. Từ đó, nâng cao được lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.
Xem thêm: Landing Page
Thiết kế nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thông thường sẽ bao gồm tên thương hiệu, màu sắc chủ đạo, logo, vật dụng văn phòng phẩm hay banner thương hiệu và danh mục các sản phẩm,…
Điều doanh nghiệp cần làm là thiết kế để những thứ kể trên thật thu hút và bắt mắt. Quan trọng nhất là làm thế nào để khách hàng có thể ghi nhớ sâu sắc các đặc điểm nhận dạng thương hiệu.
Xây dựng và phát hành bộ hướng dẫn sử dụng
Ngoài việc thiết kế nhận diện thương hiệu thì việc tạo ra các hướng dẫn sử dụng đi kèm là một việc rất cần thiết. Các nhân viên của công ty sẽ có một định hướng nhất định để tuân theo và từ đó sức mạnh nhận diện sẽ được phát huy hiệu quả.
Bộ hướng dẫn này sẽ giúp nhân viên hiểu được tinh thần và cốt lõi của công ty. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên bán hàng cũng sẽ hiểu hơn về giá trị của thương hiệu và tự tin giới thiệu cho khách hàng. Bộ phận thiết kế và marketing cũng như bộ phận sản xuất sẽ thiết kế ra được những bao bì và ấn phẩm phù hợp với thương hiệu. Thêm vào đó, những đối tác tiềm năng cũng có thể xác định một cách dễ dàng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để quyết định hợp tác.
Thực hiện chiến lược nhận diện thương hiệu
Tiếp theo doanh nghiệp cần phải quảng bá cho bộ Nhận diện thương hiệu của công ty. Mặc dù vẫn sẽ có những khách hàng tự tìm đến thương hiệu nhưng số lượng đó lại rất ít ỏi và chắc chắn doanh nghiệp sẽ chẳng muốn tiêu tốn hàng tháng trời chỉ để một vài khách hàng biết đến mình. Bởi vậy mà doanh nghiệp bắt buộc phải thiết lập và thực hiện chiến lược truyền thông nhằm gia tăng và phủ rộng mức độ nhận diện thương hiệu đối với các đối tượng khách hàng.
Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động với quy mô nhỏ và có nguồn lực hạn hẹp không thể tự xây dựng hoặc triển khai các chiến lược truyền thông thì có thể nhận sự hỗ trợ từ các đơn vị cung cấp các giải pháp Marketing bên ngoài. Việc này sẽ đảm bảo nâng cao mức độ nhận diện, đồng thời giúp doanh nghiệp, quản lý đa kênh và tương tác tốt với khách hàng.
Xem thêm: Nguồn gốc ra đời của bộ nhận diện thương hiệu
Kiểm soát, cập nhật các tài liệu liên quan đến bộ nhận diện
Sau khi đã hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu và đưa chúng vào hoạt động thì cần kiểm soát thường xuyên và cập nhật các tài liệu có liên quan đến thương hiệu đang sử dụng. Cần phải đảm bảo chắc chắn rằng những tài liệu này đều đã được đồng bộ và phù hợp với hệ thống nhận diện mới của thương hiệu.
Lên sẵn kế hoạch cho tương lai
Thông thường, có rất ít thương hiệu chỉ sử dụng một bộ nhận diện xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. Bởi doanh nghiệp có thể dễ bị rời xa xu hướng và rơi vào diện bị đào thải khỏi thị trường nếu chỉ hoạt động theo cách đó. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra những hạn định riêng, dành ra thời gian để đánh giá và cải thiện chiến lược thương hiệu dựa trên các giá trị cốt lõi sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp và theo kịp xu thế chung.
Xem thêm: Xu Hướng Tiếp Thị Độc Đáo Cho Sản Phẩm Nông Nghiệp và Thủ Công Việt Nam
Tạm kết
Trên đây là quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu gồm. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Thông tin liên hệ:
VP1: 44 P. Nguyễn Viết Xuân, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
VP2: 153 Cầu Cốc, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
VP3: Aqua 1 Vinhomes Golden River 02 Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Email: hcsoftvietnam@gmail.com
Hotline: 0389.627.895