Thế giới công nghệ ngày càng mở rộng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tấn công mạng, rỏ rỉ thông tin. Trong đó, website là một trong những nền tảng bị tấn công mạng nhiều nhất. Những cuộc tấn công này gây ảnh hưởng rất lớn về uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng HCSoft tìm hiểu về bảo mật website để tránh những sự cố mạng nhé.
Tấn công mạng là gì?
Tấn công mạng là một hành động của những hacker (cá nhân hoặc tổ chức) nào trên không gian mạng, sử dụng những công nghệ, phương tiện nhằm mục đích phá hoại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, uy tín hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
Nói cách khác, hành động này là xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính, mạng lưới hoặc các thiết bị ngoại vi của doanh nghiệp để đánh cắp, phá hoại dữ liệu, gây nhiễu loạn hệ thống.
Mục đích của những cuộc tấn công mạng:
- Đánh cắp thông tin: như mật khẩu, số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân để lợi dụng vào mục đích cá nhân hoặc bán lại.
- Phá hoại hệ thống: gây ra sự cố, làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống quan trọng, gây thiệt hại về kinh tế.
- Tống tiền: đe dọa công bố thông tin mật hoặc mã hóa dữ liệu, yêu cầu nạn nhân trả tiền để lấy lại dữ liệu.
- Chính trị: tấn công các cơ quan chính phủ, tổ chức để gây ảnh hưởng đến hoạt động của họ.
Các hình thức tấn công phổ biến vào website
- Tấn công vào lỗ hổng: SQL injection, cross-site request forgery (CSRF)
- Tấn công bằng mã độc: Malware, ransomware
- Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS): Làm quá tải máy chủ, khiến website không truy cập được
- Tấn công XSS: Chèn mã độc vào website để đánh cắp cookie, thực thi mã độc trên máy khách.
Ngoài ra, còn rất nhiều các hình thức tấn công mạng khác ngoài website, tuy nhiên cũng sẽ ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống, trong đó có website của bạn. Đọc thêm về các hình thức tấn công mạng
Tại sao cần bảo mật website?
Hiện nay, website đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Website là công cụ phổ biến vì vậy, những website trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn cộng mạng. Ngoài ra, website còn chứa nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng của người dùng như y tế, tài chính, lịch sử mua hàng,… Việc không bảo mật website một cách hiệu quả có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng cho chính doanh nghiệp và cá nhân khách hàng của họ.
Bảo vệ dữ liệu, thông tin mật
Dữ liệu khách hàng: Thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, số thẻ tín dụng… khi bị đánh cắp có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về tài chính và danh tiếng cho khách hàng cũng như doanh nghiệp.
Thông tin nội bộ: Bí mật kinh doanh, chiến lược phát triển, thông tin nhân sự… khi bị lộ có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Bảo vệ uy tín doanh nghiệp
Mất lòng tin của khách hàng: Khi website bị tấn công, khách hàng sẽ nghi ngờ về độ an toàn của thông tin cá nhân và không muốn giao dịch nữa.
Ảnh hưởng đến thương hiệu: Tin đồn về việc website bị hack sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
Tuân thủ những quy định pháp luật về an toàn trên không gian mạng
Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc vi phạm có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề.
Giảm thiểu chi phí phát sinh
Chi phí khắc phục: Việc khắc phục hậu quả của một cuộc tấn công có thể rất tốn kém, bao gồm chi phí phục hồi dữ liệu, sửa chữa hệ thống, và xử lý các vấn đề pháp lý.
Chi phí bảo hiểm: Bảo hiểm rủi ro mạng thường có giá cao và có thể tăng lên sau khi xảy ra sự cố.
Những biện pháp giúp bảo mật website
Luôn sử dụng mật khẩu mạnh
Hệ thống quản trị website là hệ thống phân quyền và nhiều người sẽ cùng tham gia quản trị website, vì vậy có nhiều nguy cơ từ việc lộ mật khẩu. Hãy đảm bảo mọi thành viên và người dùng, khách hàng trên website đều sử dụng mật khẩu mạnh và những phương thức đăng nhập an toàn.
Mật khẩu mạnh: Kết hợp chữ cái in hoa, in thường, số và ký tự đặc biệt.
Xác thực hai yếu tố (2FA): Thêm một lớp bảo mật bằng cách yêu cầu xác thực qua email, SMS hoặc ứng dụng xác thực.
Cài đặt chứng chỉ bảo mật HTTPS/SSL
Đây gần như những chứng chỉ, phương thức bảo mật cơ bản khi triển khai website. Hầu hết các đơn vị tư vấn triển khai thiết kế website đều có thể đăng ký 2 chứng chỉ bảo mật này cho quý khách. Vì vậy, các website hiện tại đều đã có chứng chỉ bảo mật website HTTPS/SSL.
Chứng chỉ SSL: Cài đặt chứng chỉ SSL để mã hóa dữ liệu truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt, bảo vệ thông tin nhạy cảm.
HTTPS: Sử dụng giao thức HTTPS thay vì HTTP để đảm bảo kết nối an toàn.
Các biện pháp bảo mật website nâng cao
Những công cụ giúp bảo mật website có rất nhiều và không ngừng phát triển vì các cuộc tấn công mạng vào website ngày càng tinh vi.
Một số công cụ bảo mật có thể kể đến:
- Netsparker giúp bảo mật website khỏi các cuộc tấn công vào hệ thống SQL injection và XSS.
- OpenVas, chương trình quét mã bảo mật mã nguồn mở tiên tiến nhất, tốt cho việc kiểm tra các lỗ hổng.
- SecurityHeaders.io, công cụ nhanh chóng báo cáo bảo mật website
- Xenotix XSS Exploit Framework, công cụ bảo mật về tấn công XSS mà bạn có thể nhanh chóng xác nhận liệu đầu vào trang web có dễ bị ảnh hưởng bởi các trình duyệt hay không
Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên để khôi phục trong trường hợp bị tấn công. Việc làm tuy đơn giản những sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục nhanh chóng những hậu quả khi bị tấn công mạng.
Kết luận
Bảo mật website là công việc rất quan trọng khi triển khai thiết kế website. Những cuộc tấn công mạng vào website gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tin và danh tiếng của thương hiệu, làm mất thiện cảm đối với khách hàng và gây tốn thất, mất mát lớn về tiền bạc. Vì vậy, đừng trần trừ khi trang bị những công cụ, biện pháp mới nhất để giúp website của bạn an toàn hơn, đảm bảo trải nghiệm khách hàng và bảo mật, an toàn thông tin, dữ liệu cho khách hàng.
HCSoft dịch vụ thiết kế website 3T – Tận tâm, tuyệt vời, tức tốc, đảm bảo website của khách hàng luôn được trang bị những công cụ bảo mật hàng đầu.
Bài viết liên quan